Loading
Overlay
ĐỊA ỐC RICH LAND
" Xây Dựng Giá Trị - Kiến Tạo Tương Lai"
ĐỊA ỐC RICH LAND
“ Xây Dựng Giá Trị - Kiến Tạo Tương Lai “
ĐỊA ỐC RICH LAND
“ Xây Dựng Giá Trị - Kiến Tạo Tương Lai “
ĐỊA ỐC RICH LAND
"Xây Dựng Giá Trị - Kiến Tạo Tương Lai"

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC RICH LAND

Uy tín – Chuyên nghiệp – Nhân văn

“Xây Dựng Giá Trị – Kiến Tạo Tương Lai“

Công Ty Cổ Phần Địa Ốc Rich Land hình thành và phát triển dựa trên thông điệp “ Xây dựng giá trị – Kiến tạo tương lai”, là công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đất nền vùng ven TP HCM, chúng tôi luôn luôn nêu cao sứ mệnh tìm kiếm và mang đến cho khách hàng, quý đối tác những sản phấm bất động sản đầu tư chất lượng, đầy đủ pháp lý và giá cả ưu đãi.

0
DỰ ÁN THỰC HIỆN
0
Giao Dịch Thành Công
0
Nhân Viên Kinh Doanh
Căn C2 - KH NG THỊ MINH CHÂU - ngày 4.5.2020
Căn C16 - KH NGUYỄN LƯƠNG ÂN - ngày 18.5.2020
Căn C17 - KH LÊ THANH UYÊN - ngày 20.5.2020
Căn C12 - KH NG THỊ HẢO - ngày 25.5.2020
Căn C10 - KH TÔ KIM NGUYỆT - ngày 30.5.2020
Căn C10 - KH TÔ KIM NGUYỆT - ngày 30.5.2020
Căn 1.1 - KH NG THỊ TUYẾT SƯƠNG - ngày 3.12.2019
CĂN 2 - KH HỒ VĂN XUÂN - ngày 3.8.2020
Căn 1.12 - KH ĐOÀN HỒNG MINH - nhận sổ ngày 23.3.2020
Căn 15 - KH TRẦN THỊ LỆ THỦY - ngày 3.2.2020
Căn 15 - KH TRẦN THỊ LỆ THỦY - ngày 3.2.2020
Căn C1 ký ngày 31.8.2020
Căn C4 - KH NGUYỄN THANH HÙNG - ngày 19.2.2020
Căn C4 - KH NGUYỄN THANH HÙNG - ngày 19.2.2020
Căn C4 - KH NGUYỄN THANH HÙNG - ngày 19.2.2020
Lô D2.16 - KH Võ Hồng Phấn
Khách Hàng Ký Cọc Tại Buối Mở Bán Dự Án
Lô C3.16 - KH Cô Son - ngày 7-9-2020
Lô C3.16 - KH Cô Son - ngày 7-9-2020
Lô C3.16 - KH Cô Son - ngày 7-9-2020
Căn số: C10 Diamond Home - KH Mai Hồng Anh - ngày 3-9-2020
Căn số: C10 Diamond Home - KH Mai Hồng Anh - ngày 3-9-2020
Căn số: C10 Diamond Home - KH Mai Hồng Anh - ngày 3-9-2020
Căn số: C10 Diamond Home - KH Mai Hồng Anh - ngày 3-9-2020
Căn số: C10 Diamond Home - KH Mai Hồng Anh - ngày 3-9-2020

Khi địa ốc khủng hoảng năm
2008-2009, giá nhà đất lao dốc 30-40%, song giữa dịch Covid-19, giá đi ngang
thậm chí tăng lên ở nhiều phân khúc.

Trái ngược tâm lý chờ dịch bệnh “hạ gục” các
nhà đầu tư và nhà phát triển bất động sản để bắt đáy, thực tế thị trường nhà
đất 9 tháng qua chỉ ghi nhận giảm nguồn cung và lượng giao dịch, còn giá tài
sản vẫn neo cao.

Mức giảm bình quân 5-10% trên thị trường thứ cấp (nhà
đầu tư mua đi bán lại) được cho là cá biệt, không đại diện cho toàn thị trường.
Trong khi đó, đà tăng giá nhà đất trên thị trường sơ cấp vẫn chưa bị chặn đứng,
thậm chí tài sản liền thổ tăng hai con số.

Chứng kiến nhiều thăng trầm của thị trường bất động
sản hơn 2 thập niên qua, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An
Hòa phân tích, Covid-19 đã kéo dài đến nay nhưng mặt bằng giá trên thị trường
này không có nhiều dấu hiệu đi xuống. Nhóm nhà đầu tư đường trường đã sớm lường
trước 2020 là năm khó khăn do sự chậm trễ về thủ tục pháp lý nên đã chuẩn bị
cho một kế hoạch dài hơi.

Sang đầu năm 2020, dịch bệnh bất ngờ xuất hiện, tuy có tác động đến lượng giao dịch giảm, nhiều thương vụ mua bán không thực hiện được nhưng giá tài sản chưa điều chỉnh rõ rệt. Sự tác động tiêu cực nhất của Covid-19 tác động lên mặt bằng giá thuê đối với phân khúc nhà phố mặt tiền, mặt bằng thương mại, văn phòng, nhà cho thuê chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, thời gian 6-9 tháng khó khăn chỉ khiến các nhà đầu tư lướt sóng chọn giải pháp ngủ đông chờ thời chứ chưa “buông xuôi” hay bán tháo bất động sản. “Mặt khác, cuộc khủng hoảng bất động sản thập kỷ trước, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưỡng. Còn Covid-19 xuất hiện khi lãi suất ngân hàng ở mức thấp đã phần nào giảm thiểu được làn sóng bán tháo, giảm giá tài sản”, ông Quang nhận xét.

Thị trường nhà đất TP HCM. Ảnh: Vũ Lê

Trong khi đó, tại hội thảo về cơ hội đầu tư diễn ra đầu tháng 9, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho hay, đã nhận nhiều câu hỏi vì sao giá nhà đất không giảm dù Covid-19 kéo dài.

Ông Kiệt đánh giá, nguồn cung thị trường địa ốc từ năm 2019 đã giảm mạnh. Bước sang đầu năm 2020, xu hướng nguồn cung giảm do các dự án tiếp tục bị kẹt pháp lý khi nhu cầu nhà ở vẫn duy trì mức cao. Khi dịch bệnh bùng phát, các dự án không triển khai, mở bán được do việc thực hiện giãn cách xã hội, nhưng nhu cầu nhà ở luôn cao nên các chủ đầu tư vẫn giữ giá bán.

Mặt khác, mặt bằng giá đất bình quân không giảm nên các chủ đầu tư phát triển dự án với các chi phí cao sẽ không thể giảm giá bán. “Thị trường sơ cấp khó giảm giá mạnh, thậm chí có thể tăng nhưng mức tăng chậm hơn so với các năm trước”, ông Kiệt dự báo.

Trước đó, trao đổi với VnExpress bên lề hội nghị diễn ra cuối tháng 8, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cũng đồng tình với ý kiến này. Ông Hiếu phân tích, trong những tháng đầu năm 2020 chi phí quỹ đất, chuẩn bị thủ tục pháp lý và chi phí xây dựng vẫn ở mức cao khiến các chủ đầu tư không thể hy sinh chi phí vốn và biên lợi nhuận để giảm giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Hiếu nhận định, nếu tình hình dịch bệnh từ quý III đến cuối năm phức tạp và nghiêm trọng hơn, chắc chắn giá bất động sản sẽ giảm. Nếu dịch bệnh được kiểm soát từ cuối quý III, cơ hội thị trường hồi phục vào đầu năm 2021 là rất lớn. Song theo chuyên gia này, diễn biến dịch bệnh trong nước và trên toàn cầu hiện vẫn khó đoán. Câu hỏi bao giờ hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh vẫn còn bỏ ngỏ vì chưa quốc gia nào dám khẳng định. Chính vì vậy, thời điểm phục hồi của thị trường bất động sản vẫn phải chờ cột mốc dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.

Tương tự ông Hiếu, nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra thận trọng hơn khi đánh giá về tác động của đại dịch lên thị trường địa ốc trong chu kỳ dài hạn thay vì chỉ nhìn qua lăng kính ngắn hạn. Bởi lẽ, đợt Covid-19 đầu tiên kết thúc trong lạc quan nhưng đợt dịch thứ hai vẫn ập đến ngoài dự liệu và nó đã làm trầm trọng thêm các phân khúc thị trường ngách của bất động sản như nghỉ dưỡng, du lịch, khách sạn, tài sản thương mại cho thuê… Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo chỉ khi nào dịch bệnh kết thúc, đồng thời các dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế rõ ràng hơn, lúc đó mới có thể lạc quan về sức khỏe của thị trường bất động sản.

CÔNG TY CP ĐỊA ỐC RICH LAND
TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

• Số lượng: 30 bạn
• Không yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp (sẽ được đào tạo).
• Nam – nữ tuổi từ 18-30 tuổi.
• Tính cách vui vẻ, hòa đồng, giọng nói rõ ràng, dễ nghe
* Quyền Lợi:
• Lương cơ bản 7 – 10 triệu + thưởng nóng theo tuần, tháng, quý + các khoản phụ cấp khác
• Hoa hồng 25 triệu – 50 triệu/sản phẩm
• Lương lũy tuyến 1.000.000+++
• Được làm việc trong môi trường năng động, chuyện nghiệp, thân thiện
• Được hưởng các chế độ và quyền lợi theo đúng quy định của nhà nước và được công ty hỗ trợ về đồng phục của công ty
• Du lịch trong và ngoài nước theo tháng, quý.
• Du lịch trong nước: Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Đà Nẵng, …
• Du lịch nước ngoài: Singapore, Hồng Kong, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc …
• Có cơ hội thăng tiến cao trong công việc
* Mô Tả Công Việc:
• Lập kế hoạch, triển khai các công tác tư vấn qua điện thoại, tư vấn trực tiếp, chăm sóc khách hàng qua điện thoại dựa trên nguồn khách hàng công ty hỗ trợ.
• Làm việc nhóm, Không áp đặt doanh số cá nhân. Đảm bảo chỉ tiêu chung của team làm việc (từ 6-8 bạn/team).
• Trải nghiệm các vị trí công việc theo năng lực để phát triển và hoàn thiện kỹ năng, có cơ hội thăng tiến nhanh (Trao đổi cụ thể khi phỏng vấn).

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC RICH LAND
• Hotline tuyển dụng: Ms Ngọc 098.1517.048 / 08999.155.86
• Mail: ngocrichland@gmail.com
• Địa chỉ: số 464A Lũy Bán Bích, P. Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

dang-ky-hpc-1

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC RICH LAND

TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH BĐS

• Số lượng: 30 bạn
• Không yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp (sẽ được đào tạo).
• Nam – nữ tuổi từ 18-30 tuổi.
• Tính cách vui vẻ, hòa đồng, giọng nói rõ ràng, dễ nghe
* Quyền Lợi:
• Lương cơ bản 7 – 10 triệu + thưởng nóng theo tuần, tháng, quý + các khoản phụ cấp khác
• Hoa hồng 25 triệu – 50 triệu/sản phẩm
• Lương lũy tuyến 1.000.000+++
• Được làm việc trong môi trường năng động, chuyện nghiệp, thân thiện
• Được hưởng các chế độ và quyền lợi theo đúng quy định của nhà nước và được công ty hỗ trợ về đồng phục của công ty
• Du lịch trong và ngoài nước theo tháng, quý.
• Du lịch trong nước: Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Đà Nẵng, …
• Du lịch nước ngoài: Singapore, Hồng Kong, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc …
• Có cơ hội thăng tiến cao trong công việc
* Mô Tả Công Việc:
• Lập kế hoạch, triển khai các công tác tư vấn qua điện thoại, tư vấn trực tiếp, chăm sóc khách hàng qua điện thoại dựa trên nguồn khách hàng công ty hỗ trợ.
• Làm việc nhóm, Không áp đặt doanh số cá nhân. Đảm bảo chỉ tiêu chung của team làm việc (từ 6-8 bạn/team).
• Trải nghiệm các vị trí công việc theo năng lực để phát triển và hoàn thiện kỹ năng, có cơ hội thăng tiến nhanh (Trao đổi cụ thể khi phỏng vấn).

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC RICH LAND
• Hotline tuyển dụng: Ms Ngọc 098.1517.048 / 08999.155.86
• Mail: ngocrichland@gmail.com
• Địa chỉ: số 464A Lũy Bán Bích, P. Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

dang-ky-hpc-1

Giao thông và kinh tế cảng đang là động lực thu hút các doanh nghiệp bất động sản đầu tư tại thị xã Phú Mỹ. 

Hệ thống giao thông đồng bộ

Là điểm trung chuyển của nhiều tuyến giao thông trọng điểm khu vực Nam Bộ, khu Tây Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sở hữu hệ thống giao thông phát triển. Với tuyến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và quốc lộ 51 đang hoàn tất mở rộng quy mô lên 6 làn xe sẽ rút ngắn thời gian từ TP HCM đến Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành đang trong quá trình triển khai. Đây là cầu nối tăng cường liên kết giữa đia phương với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. 

Một góc thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu

Với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2021 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong thời gian tới, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến đầu tư thêm hai sân bay là Hồ Tràm và Gò Găng kết nối với sân bay quốc tế Long Thành. 

Theo chuyên gia, hệ thống giao thông đang dần đồng bộ và hoàn thiện phần nào giúp Bà Rịa – Vũng Tàu đón dòng vốn đầu tư trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, du lịch. 

Là thị xã nằm dọc theo quốc lộ 51, Phú Mỹ thừa hưởng lợi thế hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại toàn khu vực.

Kinh tế cảng

Thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu đang dần nổi lên như một trung tâm vận tải biển với cảng nước sâu Tân Cảng – Cái Mép. Hàng hòa từ cảng đi thẳng đến các nước khu vực Âu – Mỹ mà không phải qua trạm trung chuyển quốc tế. Theo các chuyên gia khi hạ tầng hoàn thiện cùng với giá trị trị từ cảng biển mang, Phú Mỹ có thể thu hút thêm các khu công nghiệp.

Cảng nước sâu Tân Cảng - Cái Mép.

Trong quý hai 2019, Liên danh Công ty Geleximco và Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc tế (ITC) đã đề xuất đầu tư dự án Trung tâm logistics Cái Mép Hạ và bến cảng Cái Mép hạ lưu có quy mô khoảng 1.168ha. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 30.616 tỷ đồng.

Cũng tại Phú Mỹ, nhiều dự án lần lượt xuất hiện như khu lọc dầu Long Sơn với số vốn 6 tỉ USD; khu công nghiệp Phú Mỹ 1,2,3 rộng 5.000 m2 tạo việc làm cho 100.000 lao động. 

Với điều kiện đầu tư thuận lợi, các đơn vị bất động sản trong và ngoài nước bắt đầu rót vốn vào Phú Mỹ. Một số dự án bất động sản quy mô lớn đáp ứng nhu cầu lưu trú của người dân, khách du lịch và chuyên gia từ các cụm công nghiệp đổ về. 

Theo Vnexpress

“Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu điều chỉnh Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 5/12/2017 của UBND TP quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn cho phù hợp tình hình phát triển của Thành phố”.

Đây là một trong những Nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 9/2019 mà UBND TP đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

Thông tin này chắc chắn sẽ là tin vui với nhiều người dân TP.HCM vì qua gần 2 năm, Quyết định số 60/2017 quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đã bộc lộ nhiều bất cập.

Một trong những điều gây bức xúc là quy định: Đối với quy hoạch, Quyết định 60 chỉ áp dụng với đất ở thuộc quy hoạch đất dân cư hiện hữu hoặc dân cư hiện hữu chỉnh trang.

Đất thuộc quy hoạch đất ở xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp và có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm để thực hiện thu hồi đất sẽ không được tách thửa; việc tách thửa sẽ được áp dụng nếu sau 3 năm kể từ ngày rà soát phê duyệt các quy hoạch mà chưa thực hiện.

Trong khi trên thực tế có nhiều loại đất khu dân cư như khu dân cư sản xuất, khu dân cư sinh thái và  yêu cầu “3 năm kể từ ngày rà soát quy hoạch”, thế nhưng quy định này không rõ căn cứ theo Luật Đất đai ở khoản, điều nào. Trong khi đó, hiện Luật quy hoạch đô thị đã quy định rất rõ ràng là đối với quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 thì định kỳ 5 năm kể từ ngày phê duyệt quy hoạch, cơ quan tổ chức tiến hành rà soát làm cơ sở xem xét điều chỉnh quy hoạch nếu đủ điều kiện.

Một quy định khác được cho là “làm khó” dân khi quy định: Đối với trường hợp tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật, Sở Quy hoạch và Kiến trúc được giao nhiệm vụ phối hợp với các sở ngành liên quan, hướng dẫn thực hiện hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phù hợp theo quy hoạch được duyệt, kết nối hạ tầng kỹ thuật chung hiện hữu của khu vực. Cụ thể, Sở Quy hoạch – Kiến trúc hướng dẫn về điều kiện hạ tầng, nghiệm thu hệ thống hạ tầng; Sở Xây dựng hướng dẫn cấp phép xây dựng; Tổng công ty Điện lực Thành phố hướng dẫn về cấp điện…

Một thông tin cũng được nhiều người mong chờ là diện tích tối thiểu sẽ được điều chỉnh giảm. Theo quy định của Quyết định 60, diện tích tối thiểu để được tách thửa là 36m2, 50m2 và 80m2 (chia các quận/huyện thành 3 khu vực và áp dụng theo mức). Trong khi hiện Hà Nội đang áp dụng 30m2 (từ 2018), các tỉnh khác “vùng sâu” như Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang,.. cũng áp dụng mức thấp nhất là 36m2 như TP.HCM. Nên nhiều khả năng TP.HCM sẽ điều chỉnh giảm về mức tối thiểu bắt đầu từ 30m2.

Theo cafeland.vn

Sự khan hiếm nguồn hàng mới tại TP.HCM khiến nhu cầu đầu tư bất động sản đổ mạnh về các thị trường tỉnh. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong các tháng cuối năm.

 

ữ liệu trực tuyến của batdongsan.com.vn cho thấy mức độ quan tâm tìm kiếm bất động sản tại các tỉnh thành lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu tăng mạnh trong nửa đầu năm 2019.

Cụ thể, trong tháng 7-2019, nhu cầu tìm mua nhà đất tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Cần Thơ lần lượt tăng 14%, 18%, 22% và 23%.

Tại Long An, tỉnh dẫn đầu về lượng tìm kiếm, huyện Đức Hòa vượt Cần Giuộc và Bến Lức trở thành nơi được tìm mua đất nền nhiều nhất. Đây cũng là thị trường có nguồn hàng chào bán nhiều nhất Long An với mức giá đa dạng, từ 8-14 triệu đồng/m2.

Còn tại TP Cần Thơ, quận Cái Răng, Bình Thủy và Ninh Kiều lần lượt là 3 khu vực nhà đất được quan tâm nhất.

Trong khi đó, Bình Dương và Đồng Nai tiếp tục là hai thị trường có lượng truy cập tìm kiếm bất động sản cao nhất các tỉnh phía Nam. Nếu nhu cầu tìm mua tại Bình Dương chia đều cho cả phân khúc căn hộ và đất nền thì tại Đồng Nai, mức độ quan tâm chủ yếu vẫn nghiêng về loại hình nhà liền thổ.

Với phân khúc đất nền tại Bình Dương, Dĩ An có mức độ tìm kiếm vượt Thuận An và Thủ Dầu Một. Bình Dương cũng là thị trường có nhu cầu tìm kiếm căn hộ chỉ đứng sau TP.HCM. Tuy nhiên hầu hết các dự án được quan tâm đang chào bán dưới danh nghĩa khu Đông TP.HCM.

So sánh với thời điểm từ đầu năm 2016, tăng trưởng nguồn hàng chào bán tại các thị trường phía Nam tính đến cuối năm 2018 cao gấp 11 lần. Riêng trong quý 2-2019, mức độ quan tâm nhà đất tại các tỉnh phía Nam của nhà đầu tư tăng mạnh.

Đơn cử, nhu cầu tìm mua đất nền và đất nền dự án tại Vũng Tàu tăng 130% so với cùng kỳ 2018, Bình Dương tăng 64%, Đồng Nai tăng 51% và Long An tăng 21%.

 

Chính làn sóng tản về các thị trường tỉnh giúp giá nhà đất các khu vực trên tăng lên trong năm 2019.

Đất nền đô thị tại các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai có giá bán sơ cấp tăng trung bình từ 10-15% so với thời điểm cuối năm 2018. Giá bán thứ cấp nhiều nơi chênh từ 15-20%.

Đặc biệt trong thời điểm đầu quý 3 tới nay, một số địa phương ghi nhận sức nóng nhà đất như Phú Mỹ (Vũng Tàu), Dĩ An (Bình Dương), Long Thành (Đồng Nai) có giá bán thứ cấp tăng đáng kể, nhiều khu vực tăng thêm gần 10% chỉ sau 2 tháng.

Bên cạnh các thị trường quen thuộc, 6 tháng đầu năm, bất động sản phía Nam cũng chứng kiến sự trỗi dậy của các địa bàn mới. Đơn cử, khu vực Đồng Xoài, Bình Phước ngay sau khi chính thức lên thành phố đón nhận khá nhiều dự án quy mô triển khai.

Giao dịch nhà đất tại đây sôi động hơn sau thời gian bình ổn, nhưng phần lớn vẫn là giao dịch tại các dự án phân lô bán nền và chỉ nóng cục bộ tại một số vị trí nhất định.

Ngược lại, ở thị trường phía Tây Nam Bộ, Kiên Giang vốn là tâm điểm đầu tư nhà đất lại đang bị giới đầu tư quay lưng khi lượng quan tâm bất động sản nơi đây giảm đến 60% chỉ sau 1 tháng.

Nguyên nhân phần lớn đến từ sự rút lui của dân lướt sóng khỏi thị trường Phú Quốc ngay sau thông tin tạm thời dừng quy hoạch lên đặc khu của địa phương này.

Theo Tuổi Trẻ

Việc đi săn đất nền pháp lý “sạch”, vị trí đẹp tại Tp.HCM ngày càng khó khăn khi mà hầu hết các chủ đầu tư không triển khai được dự án mới, các sàn môi giới thì chỉ còn nguồn hàng thứ cấp bán lại với số lượng có hạn.

Chật vật “săn” đất nền

Sau 2 đợt sốt đất (2017 – 2018), thị trường đất nền Tp.HCM đang neo giá ở mức rất cao. Nhiều nhà đầu tư chấp nhận mua vào với giá cao nhưng không dễ tìm được sản phẩm ưng ý.

Anh Nguyễn Vĩnh Phát, một nhà đầu tư đất nền lâu năm cho biết, gần 4 tháng qua anh không tìm chọn được sản phẩm nào để đầu tư tại khu Đông Tp.HCM. Theo anh, giá đất cao không phải là vấn đề duy nhất hiện nay mà việc không tìm được nguồn hàng phù hợp với yêu cầu mới là cản trở lớn.

“Tôi chỉ ưu tiên chọn các dự án mới triển khai chứ không thích mua lại các sản phẩm thứ cấp từ nhà đầu tư khác. Nếu là sản phẩm thứ cấp thì giá phải tương xứng với tiềm năng và vị trí đầu tư. Tuy nhiên với thực tế hiện nay, thị trường gần như không có dự án chính quy nào mới chào bán, việc tìm được hàng sơ cấp để mua thật khó vô cùng”, anh Phát nói.

Dù nhiều sàn môi giới quen giới thiệu mua lại các lô đất thứ cấp nhưng nhà đầu tư này vẫn không hài lòng. Anh cho rằng, một phần vì các lô đất hét giá bán quá ảo, một phần vì vị trí rao bán không đẹp, không tương xứng với tiềm năng đầu tư.

Tương tự, anh Phan Văn Hạnh, nhà đầu tư tại quận 10 cho biết, các sàn môi giới anh thường làm việc hiện chỉ có nguồn hàng đất thổ vườn và đất nền thứ cấp rao bán. Đất nền thứ cấp giá vừa tầm thì vị trí rất kém, đất thổ vườn nhiều lô bán diện tích lớn, chi phí cao không phù hợp cho nhà đầu tư cá nhân. Lần theo các thông tin quảng cáo trên mạng, tờ rơi thì hầu như đều ra các dự án “ma”, dự án ở tỉnh gắn mác Sài Gòn. Cũng có dự án triển khai ở Tp.HCM nhưng chưa có pháp lý riêng từng nền, nếu mua thì phải chấp nhận rủi ro và giá cũng không hề rẻ.

Kết quả khảo sát của phóng viên cho thấy, không chỉ khu Đông, thị trường giàu quỹ đất như khu Tây cũng khó tìm được dự án tốt để xuống tiền đầu tư. Ở khu vực trọng điểm thuộc quận 12, Hóc Môn gần 6 tháng qua chỉ có 1 dự án đất nền chính quy mở bán với nguồn cung chưa đến trăm nền, mức giá cũng từ 40 – 70 triệu/m2 và ra xong hàng trong quý IV/2018.

Anh Trần Thanh Hiệp, lãnh đạo một SGD tại quận 12 chia sẻ, khu Tây không đến nỗi không tìm được hàng như khu Đông nhưng do tiềm năng phát triển không mạnh, lại cũng không đồng đều như khu Đông, nhà đầu tư đất nền khu Tây chủ yếu tập trung vào một số khu vực phát triển “nóng” khiến tình trạng khan hiếm cục bộ diễn ra. Với các khu vực khác chưa phát triển hạ tầng, dù có dự án triển khai cũng không có người mua, thậm chí nhiều nơi quỹ đất nhiều nhưng thiếu tiềm năng nên các doanh nghiệp cũng không thiết tha phát triển.

Nhìn chung, các sàn môi giới đất nền tại Tp.HCM đều than khó trong việc tìm đất nền đẹp để giao dịch vì nguồn hàng rất nhỏ giọt, lâu lâu mới có nhà đầu tư rao bán lại, vừa rao xong là có người mua ngay nên không nhanh tay thì không có hàng tốt.

Nguồn cung đất nền tiếp tục khan hiếm

Trong năm 2018, Tp.HCM có 25 dự án đất nền với quy mô nhỏ tầm vài chục nền mở bán. Tổng nguồn cung cả năm chỉ có khoảng 3.700 nền, giảm đến gần 50% so với nguồn cung đất nền năm 2017. Trong số này, gần 3.300 nền đất đã bán hết. Riêng quý IV/2018 toàn thị trường không có một dự án đất nền sơ cấp nào chào bán. Khu Đông, khu Tây và khu Nam vốn là 3 thị trường tâm điểm của đất nền gần như cạn kiệt nguồn cung, quý III và quý IV/2018 chỉ có khu vực phía Bắc còn hàng để phân phối và gần 80% nguồn hàng rao bán là từ các dự án thứ cấp chào bán lại.

Với thị trường đất nền thứ cấp, nguồn cung cũng không còn dồi dào như trước đây. Bên cạnh nhu cầu mua định cư gia tăng khiến quỹ đất tự do không còn nhiều, do đất nền khan hiếm nên nhiều nhà đầu tư quyết tâm găm hàng, không bán ra đợi giá tốt hơn. Động thái này khiến lượng sản phẩm giao dịch đã ít càng ít thêm. Hơn nữa, giá đất nền thứ cấp đã bị làm giá ảo nên nhiều nhà đầu tư không còn ưa chuộng loại sản phẩm này, trong khi dự án mới thì chưa có giấy phép triển khai.

Cơn khát đất nền Tp.HCM đang hình thành một thực tế, nhiều nhà đầu tư chấp nhận chơi liều, mua đất chưa đủ pháp lý để giành “thiên thời, địa lợi”. Chia sẻ về vấn đề này, đại diện một công ty bất động sản tại quận 2 cho biết, có rất nhiều dự án lớn bị chậm pháp lý vẫn đang âm thầm giao dịch theo hình thức đặt cọc góp vốn trước với khách hàng. Nhiều nhà đầu tư thích chọn mua đất thời điểm đầu khi pháp lý mập mờ vì mong chiếm ưu thế về giá.

Không chỉ có các dự án của chủ đầu tư lớn, nhiều khách hàng cũng liều lĩnh mua đất phân lô từ tư nhân, đất dự án nhỏ tầm vài chục nền với giá không hề rẻ bất chấp việc những dự án này có nguy cơ không được cấp phép tách thửa. “Không phải họ không biết mà là họ chấp nhận tìm kiếm lợi nhuận cao từ chính sự rủi ro. Nhiều người hưởng lợi gần 100% từ các suất đầu tư thiếu an toàn này. Tuy vậy, cũng không thiếu khách hàng ôm trái đắng, có đất không được xây, không thể bán, có người mất trắng vì chủ đầu tư lật kèo”, vị này cho biết.

Theo dantri.com.vn

TP HCM sẽ làm hai hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh (quận 7), hai cầu vượt trước Bến xe Miền Đông và 5 dự án khác.

Hầm chui tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) có thể khởi công cuối tháng 12, theo ông Nguyễn Vĩnh Ninh (Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM). Công trình có kinh phí hơn 830 tỷ đồng, bao gồm một đảo tròn trung tâm (đường kính 60 m), hai hầm chui cùng các nhánh.

Giai đoạn hai của dự án sẽ đầu tư hoàn chỉnh nút giao với hai cầu vượt, hai hầm chui với kinh phí khoảng 1.780 tỷ đồng (780 tỷ đồng chi xây dựng, 1.000 tỷ để giải phóng mặt bằng). Toàn bộ công trình được kỳ vọng giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra tại cửa ngõ phía Nam thành phố.

Một dự án khác dự kiến khởi công trong năm nay là cầu vượt trước Bến xe miền Đông mới trên xa lộ Hà Nội (quận 9, TP HCM, và thị xã Dĩ An, Bình Dương) nhằm kết nối giao thông khi bến xe này đi vào hoạt động.

Công trình được đầu tư hơn 437 tỷ đồng, trong đó một cầu vượt đi qua tuyến chính quốc lộ 1 (dành cho các dòng xe từ hướng Đồng Nai vào bến xe), một cầu vượt cho các phương tiện từ bến xe rẽ trái quay đầu về hướng trung tâm TP HCM và Bình Dương. Ngoài ra còn có 2 đường chui cho xe 2 bánh đi thẳng về Đồng Nai và trung tâm TP HCM, một cầu bộ hành bắc qua xa lộ Hà Nội (gần vị trí ga metro Bến xe miền Đông) để sau này hành khách từ ga metro đi vào bến xe.

Ông Nguyễn Vĩnh Ninh cho biết thêm, hiện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM đã xây dựng phương án mở rộng các quốc lộ ở cửa ngõ thành phố như: quốc lộ 13, 22, 1, 50 và nút giao An Phú. Trong 10 ngày nữa các phương án sẽ được báo cáo thường trực HĐND thành phố. Nếu được thông qua và hoàn tất các thủ tục liên quan, đến năm 2023 việc mở rộng các tuyến đường có thể hoàn thành.

Theo Vnexpress

Dài gần 155 km, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng dự kiến đầu tư theo hình thức ODA và ngân sách, kinh phí khoảng 30.000 tỷ đồng.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long vừa làm việc với Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ và UBND tỉnh Hậu Giang về việc thông qua phương án hướng tuyến các điểm khống chế, tĩnh không thông thuyền… của dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng.

Tuyến đường đi qua bốn tỉnh thành, trong đó đoạn An Giang gần 60 km, TP Cần Thơ hơn 46 km, Hậu Giang hơn 23 km và Sóc Trăng 25,5 km. Trên cao tốc có 130 cầu, 50 vị trí giao cắt. Giai đoạn 1, mặt đường rộng 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Giai đoạn 2 hoàn chỉnh theo quy hoạch, mặt đường rộng hơn 24 m, vận tốc thiết kế 100 – 120 km/h. Dự án sẽ khởi công năm 2023 và hoàn thành sau ba năm.

Cao tốc sẽ kết nối với các trục dọc như quốc lộ 1A, tuyến N1… Việc đầu tư tuyến đường này được xác định hết sức cần thiết, nhằm từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, tăng cường giao thương về kinh tế, giao lưu văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng của các tỉnh Tây Nam Bộ; đồng thời kết nối với Campuchia và các nước ở Đông Nam Á.

Theo ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ, hướng tuyến của dự án cơ bản phù hợp với quy hoạch và phát triển của Cần Thơ. “Đơn vị tư vấn nghiên cứu sao cho tuyến đường kết nối một số điểm trên quốc lộ 91 và Bốn Tổng – Một Ngàn nhằm giảm tải chi phí, thời gian cho việc vận chuyển hàng hóa, giảm tải cho quốc lộ 91”, ông Dũng đề nghị.

Phó chủ tịch UBND Hậu Giang Nguyễn Văn Tuấn cũng ủng hộ dự án và đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu điều chỉnh hướng tuyến phù hợp hơn, tránh ảnh hưởng đến khu công nghiệp, khu dân cư và nghĩa trang liệt sĩ tại huyện Châu Thành A.

Ghi nhận ý kiến từ các địa phương, ông Trần Văn Thi, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long cho biết, các đơn vị sẽ nghiên cứu điều chỉnh hướng tuyến cho phù hợp thực tế phát triển kinh tế xã hội của vùng, tránh các phát sinh sau này.

Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng nằm trong quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng 2030, là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang ở đồng bằng sông Cửu Long, được Thủ tướng phê duyệt. Tuyến cao tốc này cũng được Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Kế hoạch – Đầu tư xác định ưu tiên đầu tư.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long là đơn vị thực hiện quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị đầu tư. Công ty Jinwoo Engineering Korea (Hàn Quốc) và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Công trình 625 tư vấn nghiên cứu lập dự án.

Theo Vnexpress.vn

0916.62.13.13
0916621313